Chuẩn đầu ra ngành: Kỹ thuật Cơ điện tử

I. Mục tiêu chung

Trang bị kiến thức toàn diện bao gồm các khối kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, lý luận chính trị, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng.

Trang bị kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực công nghệ cơ điện tử. Kỹ sư Cơ điện tử là kiến trúc sư có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: các máy, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động linh hoạt với sự tích hợp các lĩnh vực khoa học kỹ thuật như cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin.

II. Mục tiêu cụ thể

1. Phẩm chất

Đào tạo các kỹ sư Cơ điê%3ḅn tử có trình đô%3ḅ chuyên môn cao, có kỹ năng thực hành giỏi, có phẩm chất và đạo đức nghề nghiê%3ḅp tốt, đóng góp được nhiều trí tuê%3ḅ và công sức cho sự phát triển của đất nước.

2. Kiến thức

a, Khối kiến thức cơ bản

– Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội; có hiểu biết về pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

– Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

– Có trình độ tiếng Anh 450 điểm TOEIC 450 (hoặc tương đương).

b, Khối kiến thức cơ sở ngành

– Có hiểu biết sâu sắc về cơ học vật rắn tuyệt đối, cơ học giải tích và cơ học hệ nhiều vật; nắm được các kiến thức cơ bản của kỹ thuật thiết kế, chế tạo cơ khí; thiết kế được phần cơ khí của các sản phẩm cơ điện tử.

– Có kiến thức về kỹ thuật điều khiển và thiết kế các bộ điều khiển.

– Có trình độ lập trình và giải quyết tốt các bài toán kỹ thuật trên các phần mềm tính toán kỹ thuật (Matlab, LabVIEW, VB, Visual C, C++).

c, Khối kiến thức chuyên ngành

– Có kiến thức thiết kế tổng thể một sản phẩm Cơ điện tử trên cơ sở các kiến thức chung về cơ khí, điện tử và điều khiển.

– Nắm được kỹ thuật thiết kế, thi công mạch điện tử số và tương tự; thiết kế được các mạch điều khiển thông dụng. Thiết kế được bộ điều khiển trên cơ sở tích hợp mạch điện tử, bộ điều khiển chuyên dụng (ví dụ PLC, PC, …), mạch điều khiển tích hợp có sẵn (Kits vi điều khiển, Card điều khiển chuyển động,…).

– Khai thác và làm chủ được các bộ lập trình công nghiệp (lập trình robot công nghiệp, CNC, PLC, hệ SCADA, FMS, CIM…); thực hành tốt kỹ thuật lập trình tích hợp hệ thống cơ điện tử.

– Biết xây dựng qui trình công nghệ chế tạo cơ khí trên cơ sở các phần mềm trợ giúp thiết kế và phân tích kỹ thuật (CAD/CAE); lập trình gia công (CAD/CAM).

– Có kiến thức về cảm biến và truyền thông tín hiệu trong cơ điện tử; biết xử lý các vấn đề truyền thông và điều khiển cơ cấu chấp hành.

– Có kiến thức về các hệ thống điều khiển sản xuất tự động; kiến thức về xử lý ảnh công nghiệp, công nghệ gia công chính xác để hình thành nên các giải pháp tự động hóa theo định hướng hệ thống cơ điện tử hoặc sản phẩm cơ điện tử.

3. Kỹ năng

a, Phân tích vấn đề

Có kỹ năng tiếp cận và nắm bắt các công nghệ mới dựa trên kiến thức, kỹ năng tiếp thu được trong các môn học lý thuyết và thực hành từ nhà trường.

Nắm chắc các kỹ năng biên soạn tài liệu tiếng Việt, xử lý bảng tính, lập kế hoạch thời gian, … trên máy tính.

b, Giải quyết vấn đề

Có kỹ năng lập trình máy tính và kỹ năng tiếp cận các bộ lập trình mới.

Thành thạo các kỹ năng vẽ các bản vẽ thiết kế chế tạo sản phẩm, mô phỏng, phân tích kỹ thuật trên máy tính.

Có kỹ năng làm mạch điện tử và lập trình điều khiển cơ cấu chấp hành.

Có kỹ năng tích hợp hệ thống.

Có kỹ năng vận hành, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống cơ điện tử như: các bộ lập trình PLC, Robot, máy CNC, FMS, CIM,…

c, Giao tiếp

Có kỹ năng trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện tử.

d, Làm việc theo nhóm

Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xây dựng nhóm làm việc hiệu quả.

e, Ngoại ngữ

Có kỹ năng đọc hiểu tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh; giao tiếp tối thiểu bằng tiếng Anh khi đi xin việc; viết được đơn xin việc bằng tiếng Anh.

4. Thái độ

– Có ý thức trách nhiệm công dân; thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; ý thức kỷ luật và tác phong làm việc chuyên nghiệp; có ý thức bảo vệ môi trường và xây dựng cộng đồng.

– Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, biết nhận dạng và giải quyết các vấn đề nảy sinh liên quan đến kỹ thuật cơ điện tử.

– Có thái độ ứng xử văn hoá, văn minh trong công việc và đời sống xã hội.

III. Thời gian đảm bảo mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra: 5 năm

IV. Đầu ra của chương trình

Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có:

1. Khả năng sau khi tốt nghiệp

(1) Thiết kế chế tạo và tích hợp các sản phẩm Cơ điện tử.
(2) Làm mạch điện tử và lập trình điều khiển cơ cấu chấp hành.

(3) Mô phỏng, phân tích kỹ thuật trên máy tính.

(4) Vận hành, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống cơ điện tử như: máy CNC, Robot công nghiệp, FMS, CIM,…

(5) Lập trình máy tính và kỹ năng tiếp cận các bộ lập trình mới.

(6) Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện tử.

(7) Làm việc nhóm, xây dựng nhóm làm việc hiệu quả.

(8) Đọc hiểu tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh; giao tiếp tối thiểu bằng tiếng Anh khi đi xin việc; viết được đơn xin việc bằng tiếng Anh.

(9) Biên soạn tài liệu kỹ thuật, xử lý bảng tính, lập kế hoạch thời gian, … trên máy tính.

(10) Tiếp cận và nắm bắt các công nghệ mới dựa trên kiến thức, kỹ năng tiếp thu được trong các môn học lý thuyết và thực hành từ nhà trường.

2. Khả năng học tập nâng cao trình độ

Tiếp tục học các bậc học cao hơn (thạc sỹ và tiến sỹ) tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

(1) Kỹ sư thiết kế chế tạo và phát triển các sản phẩm cơ điện tử tại các khu công nghiệp, các nhà máy, các đơn vị sản xuất, các đơn vị liên doanh, nước ngoài,… sản xuất các thiết bị máy móc công nghiệp, máy CNC, Robot, dây chuyền sản xuất, lắp ráp tự động,…

(2) Kỹ sư điều hành, vận hành, bảo trì các hệ thống sản xuất tự động trong công nghiệp trên đó có Robot, máy CNC, PLC, PC,…

(3) Kỹ sư phụ trách kỹ thuật của các đơn vị dịch vụ chuyển giao công nghệ, xây dựng dự án, xuất nhập khẩu thiết bị, … liên quan đến cơ điện tử.

(4) Cán bộ giảng dạy bậc đại học, cao đẳng, … chuyên ngành cơ điện tử.

(5) Cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành.
V. Các hướng đào tạo chuyên sâu:

(1) Thiết kế, chế tạo thiết bị cơ điện tử: Thiết kế, chế tạo robot (quân sự, an ninh, dân dụng), thiết bị cơ điện tử, hệ thống cơ điện tử,…

(2) Hệ thống sản xuất tự động: Khai thác, vận hành hệ thống CAD/CAM, CNC, FMS/CIM, Robot CN, Tái tạo, Tạo mẫu nhanh,…
Tham khảo:
Đào tạo Cơ điện tử tại Học viện Kỹ thuật quân sự – Tham luận tại Hội thảo quốc gia về đào tạo nhân lực Cơ khí – 2009.

(Nguồn: Bộ môn CĐT)