1. Mục tiêu và định hướng nghiên cứu

  • Mục tiêu

– Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động KHCN theo các hướng học thuật đã có của khoa, xây dựng Khoa thành một địa chỉ có uy tín về hoạt động KHCN.

– Xây dựng và thực hiện nhiệm vụ KHCN mang thương hiệu của Khoa.

  • Định hướng nghiên cứu

– Định hướng Kỹ thuật Cơ điện tử: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo robot phục vụ quốc phòng, an ninh, sản xuất công nghiệp và đời sống dân sinh; Nghiên cứu, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống cơ điện tử trong kỹ thuật, tiến tới nghiên cứu thiết kế, chế tạo, cải tiến, cải hoán các hệ thống cơ điện tử của các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật;

– Định hướng Hệ thống sản xuất tự động: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất tự động hoá (CAD/CAM-CNC, Tái tạo, Tạo mẫu nhanh,…) trong sản xuất vật tư, phụ tùng thay thế, sản phẩm công nghiệp.

– Định hướng Thiết kế chế tạo TTB: Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị bay, động cơ phản lực;

– Định hướng Kỹ thuật Hàng không vũ trụ: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị vũ trụ; khai thác ứng dụng công nghệ hàng không vũ trụ.

  • Hợp tác KHCN trong và ngoài nước

– Các đơn vị nghiên cứu về thiết kế, chế tạo thiết bị bay: Viện TL, Viện KTQS PK-KQ, Cục KTHQ,…

– Các đơn vị nghiên cứu, đào tạo về Cơ điện tử:  Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. HCM, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Viện IMI, Viện Cơ học, Viện Công nghệ Vũ trụ,… Tăng cường các hợp tác đã có với AIT (Thailand), ĐH Nam Kinh (China),…

– Các đơn vị nghiên cứu, đào tạo về Kỹ thuật hàng không vũ trụ: Viện Công nghệ vũ trụ, Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Công nghệ FPT,…

2. Các hướng nghiên cứu cụ thể

  • Định hướng Kỹ thuật Cơ điện tử:

–         Thiết kế chế tạo robot (Robot quân sự và robot công nghiệp)

–         Thiết kế chế tạo các thiết bị cơ điện tử

–         Điều khiển các thiết bị cơ điện tử (Robot, CNC, …)

–         Xử lý ảnh trong cơ điện tử

–         Hệ thống cảm biến MEMs trong cơ điện tử

–         Điều khiển thiết bị bay

–         Nhận dạng và xử lý giọng nói

–         Hệ thống nhúng

–         Trí tuệ nhân tạo trong cơ điện tử

  • Định hướng Hệ thống sản xuất tự động:

–         Công nghệ CAD/CAM/CAE: ứng dụng máy tính trong thiết kế và chế tạo các chi tiết cơ khí, khuôn mẫu chính xác, mô phỏng kiểm tra biến dạng, dao động trong thiết kế chi tiết công nghiệp và dân dụng, mô phỏng quá trình đúc chi tiết nhựa, đúc kim loại,….

–         Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tạo mẫu nhanh (RP), thiết kế ngược (RE) trong thiết kế, chế tạo sản phẩm.

–         Thiết kế và chế tạo các hệ thống cơ điện tử công nghiệp như máy công cụ điểu khiển số CNC, robot công nghiệp.

–         Thiết kế, xây dựng các phần mềm CAD/CAM/CAE – CNC.

–         Phát triển, xây dựng các phần mềm hậu xử lý (Postprocessor) cho máy CNC 5 trục. Các thuật toán xác định và tránh va chạm cho máy CNC 5 trục.

–         Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp gia công tiên tiến.

–         Mô phỏng các hệ thống sản xuất.

–         Mô phỏng, phân tích tư vấn giải pháp cho các hệ thống sản xuất 

–         Hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) và tích hợp (CIM)

  • Định hướng Thiết kế chế tạo TTB:

–         Khí động đàn hồi thiết bị bay và kết cấu từ vật liệu composite

–         Cơ học kết cấu khí cụ bay không người lái

–         Động lực học và ổn định kết cấu từ vật liệu composite

–         Lý thuyết tấm vỏ

–         Thiết kế và chế tạo thiết bị bay không người lái

–         Các phương pháp tối ưu kết cấu

–         Các phương pháp mô phỏng toán học

–         Các phương pháp phân tích và tổng hợp các hệ thống phức tạp

–         Tính toán khí động thiết bị bay

–         Các thiết bị điều khiển trên khoang

–         Các hệ thống điều khiển, dẫn đường tên lửa

  • Định hướng Thiết kế chế tạo Động cơ phản lực:

–         Các quá trình nhiệt khí động lực học trong động cơ phản lực

–         Truyền nhiệt và bảo vệ nhiệt trong động cơ phản lực

–         Mô phỏng các quá trình làm việc trong động cơ phản lực

–         Các hệ thống điều khiển lực đẩy trong động cơ phản lực

–         Hệ thống truyền nhiên liệu trong động cơ phản lực

–         Nhiên  liệu và công nghệ chế tạo

–         Nghiên cứu chế tạo kíp mồi và nến đánh lửa trong động cơ phản lực

–         Nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm các động cơ phản lực cỡ nhỏ

–         Nghiên cứu chế tạo tên lửa mô hình

–          An toàn cháy nổ trong thực nghiệm động cơ phản lực

(Nguồn: khoa HKVT)